top of page

Toner Torriden Có Tốt Không? Review Chi Tiết Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Toner là bước quan trọng giúp cân bằng da và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm khác. Trong số các sản phẩm trên thị...

Ảnh của tác giảThủy Trần

Đã cập nhật: 11 thg 4, 2023

Tết Nguyên đán 2023 đang đến rất gần, vào những ngày này, chắc hẳn ai cũng đang lên kế hoạch để chuẩn bị cho gia đình mình có một cái Tết đầm ấm, hạnh phúc. Trong đó, cúng giao thừa là một trong những nghi lễ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình nhằm rũ bỏ những điều không may mắn của năm cũ và đón chào một năm mới tốt đẹp hơn. Vậy mâm cỗ cúng giao thừa sẽ gồm những gì, chuẩn bị như thế nào? Hãy cùng Save Extra tìm hiểu bài viết dưới đây ngay bây giờ nhé!


1. Mâm cúng đêm giao thừa bao gồm những gì? Cần chuẩn bị và trình bày như thế nào cho phù hợp?


Cúng giao thừa là một trong những lễ thiết yếu, quan trọng trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Theo phong tục của người Việt, mâm cúng giao thừa thường gồm 2 mâm, một mâm cúng trong nhà trên bàn thờ tổ tiên, một mâm cúng ở ngoài trời. Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền mà mâm cúng giao thừa cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau.


1.1 Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Bắc


Với người miền Bắc, mâm cúng giao thừa thường sẽ gồm những món ăn truyền thống nên các gia đình có thể dễ dàng chuẩn bị mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Số lượng món tùy theo điều kiện của từng gia đình; có thể là bộ 4 bát, 4 đĩa, 6 bát, 6 đĩa, hoặc 8 bát, 8 đĩa.


Một số món ăn gợi ý cho mâm cúng giao thừa miền Bắc phổ biến như sau:

  • Các món trong tô: canh măng, mọc, miến nấu lòng gà, chân giò hầm,...

  • Các món ăn trên đĩa: Giò, gà luộc, hành muối, nem rán, bánh chưng, nộm,…

  • Một số lễ vật khác: Mâm ngũ quả (bưởi, chuối, hồng, đào, quýt), trầu cau, nước, rượu, trà, đèn, nến, bông cúc, mứt, nhan.


1.2 Cúng giao thừa ở miền Trung


Mâm cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả 2 loại bánh trên mâm là bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, tùy từng gia đình mà mâm cúng cũng sẽ được chuẩn bị thêm các món ăn truyền thống khác như chả giò, dưa chua, dưa giá, thịt lợn luộc, thịt đông, gà bóp rau răm, chả ram, chả tôm, canh xương, canh măng khô, quẩy cùng với các món chiên,...


Các món ăn trong mâm cúng giao thừa của người miền Trung tuy có khác với miền Bắc và miền Nam nhưng một số mâm cúng khác vào ngày Tết cũng tương tự như vậy. Lễ vật thường gồm một mâm ngũ quả (chuối, cam, quýt, dưa hấu, mãng cầu, thanh long, …), trầu cau, hoa cúng, nước, rượu, trà, muối gạo,...


1.3 Cúng giao thừa ở miền Nam


So với mâm cúng giao thừa miền Bắc, mâm cúng giao thừa của người miền Nam thường đơn giản hơn. Mâm cúng thường sẽ có những món ăn quen thuộc hàng ngày và một số lễ vật.


Các món trong mâm cúng miền Nam như: canh khổ qua nhồi thịt, canh măng tươi, gỏi thập cẩm tôm thịt, thịt vịt kho tộ, chả giò, bánh tét, củ kiệu, chè,...


Lễ vật khác như: Nhan đèn, hoa, nến, bánh kẹo, trái cây ( dừa, sung, đu đủ, mãng cầu xiêm, xoài), trầu cau, chè, tiền giấy và vàng bạc,...

mam-co-cung-giao-thua
Mâm cúng đêm giao thừa bao gồm những gì?

2. Chuẩn bị đồ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời


Giao thừa hay còn gọi là Trừ tịch tức là lễ cúng để trừ tà, trừ ma, điềm gở, xui xẻo. Tết Nguyên Đán được tổ chức vào giờ Tý - từ 23h đến 1h sáng, một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

Khi thực hiện lễ cúng giao thừa, người ta thường chuẩn bị 2 mâm cúng gồm mâm cúng giao thừa ngoài trời và mâm cúng giao thừa trong nhà.


2.1 Cúng giao thừa trong nhà


Cúng giao thừa trong nhà hay còn gọi là mâm cúng gia tiên. Mâm cúng này là để mời tổ tiên về đây ăn Tết cùng gia đình. Và mâm cúng giao thừa trong nhà sẽ được dọn, bày biện lên trên bàn thờ chính.

Vì là mâm cỗ cúng gia tiên nên bạn càng phải chuẩn bị tỉ mỉ, kỹ càng, đồng thời, dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ chén nước, lư hương ông bà tổ tiên trước khi đón Tết.


Lễ vật cúng giao thừa trong nhà được bày trên bàn thờ bao gồm 1 đĩa trầu cau, trái cây đủ 5 loại (mâm ngũ quả), 1 đèn dầu, 1 đĩa muối gạo, 5 chung trà, bánh, và các loại mứt, 1 lọ hoa cúng…


Mâm ngũ quả phải có đủ 5 loại quả với màu sắc khác nhau. Bởi từ xưa ông cha ta đã coi Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh là những điều đáng quý và luôn khao khát đạt được trong năm mới. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho nguồn tài lộc từ năm phương mang về thành kính dâng lên tổ tiên.


Mâm ngũ quả hiện nay thường được sắp xếp sao cho phù hợp với vùng miền cũng như kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết phải hài hòa đủ 5 màu tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.


Các loại quả thường dùng để bày mâm ngũ quả gồm: chuối, bưởi (hoặc Phật thủ), cam, quất, đào, hồng, táo, lựu...


Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị theo danh sách sau:

  • Hoa tươi.

  • Nến.

  • Hương.

  • Trà hoặc rượu.

  • Bánh kẹo các loại.

  • Bánh chưng/bánh tét.

  • Mâm ngũ quả tươi ngon.

  • Vàng mã làm nghi thức hóa vàng sau khi làm lễ khấn.

  • Nếu là mâm cúng mặn thì cần thêm một con gà luộc.

Mâm cỗ cúng gia tiên đêm giao thừa có thể khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi gia đình. Cách bày mâm cúng cũng vậy; bạn cũng có thể sắp xếp theo hình dạng mặt bàn của bàn thờ gia tiên sao cho gọn gàng, hợp lý.

mam-co-cung-giao-thua
Cúng giao thừa trong nhà

2.2 Cúng giao thừa ngoài trời


Cúng giao thừa ngoài trời có thể làm món chay hoặc món mặn dọn ở bàn riêng. Cỗ mặn sẽ có 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, chè, rượu, nước, giò chả và các món mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ chay thường có bánh, kẹo, mứt, canh chay, các chung nước.


Tuy nhiên, mâm cúng giao thừa tùy từng vùng miền có đôi chút khác biệt. Ở miền Bắc, mâm cỗ cúng giao thừa thường có giò heo hầm măng, ngũ sắc, miến lòng gà. Đĩa thường dùng để bày gà luộc, xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò chả, giò xào, nộm, dưa hành...


Mâm cỗ cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà kho rau răm, chả Huế, thịt luộc, bún Huế, chả cá hay ram...


Bạn cũng có thể tham khảo danh sách chuẩn bị dưới đây:

  • Trà.

  • Rượu.

  • Quả cau.

  • Chảo.

  • Bánh kẹo.

  • Nhang, đèn.

  • 1 đĩa muối.

  • 1 đĩa cơm.

  • 1 mâm ngũ quả.

  • 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng).

  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm hoa hồng.

LƯU Ý: Nếu gia đình bạn muốn bày mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời là mâm cỗ chay; bạn vẫn có thể chế biến theo những gợi ý trên và chỉ cần loại bỏ gà luộc ra.


Ngoài đồ ăn, bạn cần chuẩn bị thêm những vật dụng khác như quần áo; một cái mũ; ủng quan Thần linh làm bằng giấy; và các loại tiền vàng mã khác.

mam-co-cung-giao-thua
Cúng giao thừa ngoài trời

3. Những lưu ý khi cúng giao thừa


Tuy ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình, việc thực hiện nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có những tiêu chí bạn cần tuân theo.

  • Soạn văn khấn giao thừa.

  • Bình hoa nên là hoa tươi, được cắt tỉa gọn gàng.

  • Cúng đất ngoài sân trước, sau mới đến cúng trong nhà.

  • Mâm cúng cần được chuẩn bị và dọn dẹp sạch sẽ trước khi cúng.

  • Khi cúng giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn vái tổ tiên để xin một năm mới an khang, thịnh vượng.

  • Mâm cúng tối thiểu phải có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả tươi và bánh chưng.

  • Khi cúng giao thừa, mọi người cần chú ý: không cắm hoa giả trên bàn thờ, cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà...

  • Mọi người trong gia đình cần hòa thuận, nhường nhịn, không đập phá đồ đạc, cãi vã nhau trong nhà.

Nội dung trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời gồm những gì. Lễ cúng giao thừa rất thiêng liêng và quan trọng, chính vì vậy bạn nên đầu tư công sức chăm chút hơn cho mâm cúng chuyển giao năm cũ và năm mới để gia đình bạn có một năm mới thật hạnh phúc và đón một cái Tết tràn ngập yêu thương.


Đừng quên ghé chuyên mục Tips & Tricks của Save Extra để tham khảo những mẹo hay trong cuộc sống bạn nhé. Hãy theo dõi Save Extra để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như ưu đãi khủng bạn nha.

🛒 Gợi ý mua sắm dành cho bạn
Save Extra Logo