top of page
Save Extra Logo
Seasonal Sales
Cách tiết kiệm khi mua sắm online

Đăng nhập Save Extra trước để nhận hoàn tiền khi mua sắm online!

Phùng Hữu Hiệu

Cách chủ động tài chính trong những ngày bấp bênh

Đã cập nhật: 15 thg 5, 2023

Có bao giờ bạn tự hỏi nếu một sự cố đột ngột xảy ra có thể khiến bạn phải chi trả một khoản tiền lớn. Hay như thực tế là ai trong chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, nền kinh tế thì suy thoái trầm trọng do hệ quả từ đại dịch COVID-19. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chủ động tài chính trong những ngày bấp bênh ấy một cách nhẹ nhàng nhất? Hãy cùng Save Extra tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Cách chủ động tài chính tạo thêm nguồn thu nhập


Một trong những cách hữu hiệu nhất để bạn có thể thực hiện cách chủ động tài chính đó là tạo thêm nhiều nguồn thu nhập phụ khác, thay vì chỉ phụ thuộc vào một khoản thu nhập cố định. Nếu chẳng may công việc bạn đang làm phải tạm ngưng do một vài yếu tố khách quan như dịch bệnh, chuỗi cung ứng tắc nghẽn… thì bạn vẫn có thể đảm bảo chi trả đủ cho các phí sinh hoạt thiết yếu, mà không bị rơi vào bế tắc.

Ngay cả một tỷ phú trung bình cũng sẽ có khoảng 7 nguồn thu nhập từ các hoạt động đầu tư sinh lời, lãi suất tiết kiệm, nghề tay trái... bên cạnh khoản thu nhập chính của họ. Bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập phụ bằng cách sử dụng tài lẻ, hay những kỹ năng đã có của mình.

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, không quá khó để bạn tìm thêm một số công việc bán thời gian khác, chẳng hạn như viết lách, design, lập trình website… Song hành với giai đoạn tạo ra những nguồn thu nhập mới, bạn cũng nên tiếp tục trau dồi bản thân để có thể thăng tiến hơn trong lĩnh vực của mình. Bạn có thể tham khảo một số kênh giải trí kết hợp với học tập như TikTok, Youtube, Facebook, Linkedin v.v.

cach-chu-dong-tai-chinh-tao-them-nguon-thu-nhap

2. Cách chủ động tài chính thiết lập quỹ dự phòng đủ chi tiêu trong 8 tháng


Thiết lập quỹ dự phòng tài chính không chỉ là cách để đảm bảo an toàn cho đời sống tài chính của mỗi cá nhân cũng như người thân bên cạnh, mà còn là “liều thuốc tinh thần” giải phóng tâm trí khỏi những mối lo toan trước những sự kiện rủi ro có thể xảy đến bất chợt trong tương lai.

Quỹ dự phòng lý tưởng nhất chính là khoản tiền đó phải đảm bảo bạn đủ chi trả mọi chi phí trong vòng 8 tháng. Bởi nếu khoản tiết kiệm chỉ có thể chi tiêu trong 2 - 3 tháng thì chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ khả thi để bạn có thể đối mặt với những rủi ro lớn. Vì vậy, quỹ dự phòng đủ chi trong 8 tháng là mức độ an toàn nhất và đủ để bảo vệ bạn khỏi những diễn biến bất ngờ.

Quy tắc phân bổ tài chính 50/30/20 là một trong những mô hình cơ bản bạn có thể tham khảo trong quá trình thiết lập quỹ dự phòng. Phân bổ 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho nhu cầu cá nhân và 20% còn lại cho tích lũy và đầu tư. Bằng cách này bạn có thể phân bổ thu nhập một cách hiệu quả và cân bằng hơn.

cach-chu-dong-tai-chinh-thiet-lap-quy-du-phong-du-chi-tieu-trong-8-thang

3. Cách chủ động tài chính cắt giảm chi tiêu theo cảm tính


Để hạn chế cám dỗ của việc mua sắm theo cảm tính, bạn nên đầu tư thời gian và tiền bạc của mình vào việc nâng cao tri thức, hoặc tham gia các hoạt động có ý nghĩa. Chẳng hạn như bạn có thể đăng ký các khóa học nâng cao kỹ năng để phát triển bản thân, thay vì dành hàng giờ “dạo chơi” trên các sàn thương mại điện tử, hay lượn một vòng ở trung tâm thương mại và mắc vào “bẫy” mua sắm ngẫu hứng.

Khi bạn đầu tư cho việc phát triển tri thức, cũng có nghĩa là bạn đang mở ra cho mình nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập.


cach-chu-dong-tai-chinh-cat-giam-chi-tieu-theo-cam-tinh

4. Cách chủ động tài chính tránh xa các khoản nợ


Những khi khó khăn bất ngờ ập đến, bạn thường nghĩ đến việc sẽ vay mượn trước một khoản tiền và sau khi giải quyết xong vấn đề sẽ làm việc để trả dần. Đương nhiên vấn đề này không thể tránh khỏi nếu như số tiền bạn cần là quá lớn, vượt khỏi khả năng tài chính của bạn.

Nhưng vay nợ chỉ là việc bất khả kháng, bởi vì trước đó bạn vẫn có thể dùng số tiền trong quỹ dự phòng của bạn để chi trả, đồng thời trong thời gian đó bạn làm việc để kiếm thêm. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay, dù rằng bạn đã sự chủ động tạo thêm nguồn thu nhập phụ, nhưng bạn cũng cần thận trọng nếu lãi suất vay nợ quá cao có thể khiến bạn mất khả năng chi trả.

Từ đó, bạn sẽ khó lòng kiểm soát được tài chính của mình, và mất đi cơ hội ứng biến trước những tình huống bất lợi.

cach-chu-dong-tai-chinh-tranh-xa-cac-khoan-no

Chúng ta không thể dự đoán và kiểm soát được những biến cố bên ngoài cuộc sống, tuy nhiên việc chuẩn bị trước phương án dự phòng là điều hoàn toàn có thể. Hãy luôn trong trạng thái chủ động tài chính để đối phó kịp thời với những thời điểm bấp bênh bạn nhé! Hy vọng cách chủ động tài chính Save Extra chia sẻ phía trên hữu ích với bạn, đừng quên ghé thăm Tips & Tricks để tìm đọc nhiều thông tin hữu ích khác nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp

cách chủ động tài chính

Save Extra Blog
bottom of page