Chu kỳ mọc tóc là một quá trình diễn ra tự nhiên, nhưng cũng có thể bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ khi tìm hiểu, bạn mới biết được tóc đang gặp vấn đề gì và có ngay phương pháp khắc phục tóc gãy rụng kịp thời và đúng cách. Hãy cùng Save Extra tìm hiểu ngay vòng đời phát triển của tóc cùng với bài học chăm sóc tóc gãy rụng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chu kỳ mọc tóc diễn ra như thế nào?
Theo các nhà nghiên cứu, chu kỳ mọc tóc của chúng ta sẽ bao gồm 4 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn phát triển (anagen), tiếp theo là giai đoạn chuyển tiếp (catagen), giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) và cuối cùng là giai đoạn mọc tóc mới (exogen). Mỗi giai đoạn sẽ có những đặc trưng riêng và kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể là:
Giai đoạn phát triển (Anagen)
Giai đoạn Anagen kéo dài trong khoảng từ 2 đến 7 năm. Đặc biệt, giai đoạn này quyết định đến độ dài của tóc và không có gì quá ngạc nhiên khi tóc bạn có thể dài hơn 90cm.
Giai đoạn chuyển tiếp (Catagen)
Giai đoạn chuyển tiếp này sẽ khác hẳn với giai đoạn đầu, lúc này nang lông co lại, sợi tóc của bạn tách ra khỏi nhú bì. Thông thường, giai đoạn catagen sẽ kéo dài trong khoảng 14-21 ngày. Giai đoạn này đặc biệt cần được chú ý.
Giai đoạn nghỉ ngơi (Telogen)
Giai đoạn này tóc mới bắt đầu mọc trong nang tóc, chuẩn bị cho một chu kỳ mọc tóc mới. Do đó, nó sẽ đẩy tóc cũ lên, giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 3 tháng.
Giai đoạn tóc mới (Exogen)
Giai đoạn Exogen là phần cuối của giai đoạn telogen, tóc cũ sẽ rụng hẳn và tóc mới sẽ mọc lên. Vòng tuần hoàn 4 giai đoạn của chu kỳ mọc tóc trên sẽ tiếp tục lặp lại, cứ tiếp tục trải qua giai đoạn anagen cho đến exogen. Đây được xem là chu kỳ phát triển và rụng tóc, mọc tóc bình thường. Thế nhưng, khi bạn già đi, giai đoạn anagen sẽ rút ngắn lại, thay vào đó giai đoạn telogen sẽ dài hơn khiến tóc rụng nhiều hơn.
Như vậy, theo chu kỳ mọc tóc tự nhiên thì trung bình mỗi người sẽ rụng tóc từ 50-100 sợi tóc/ ngày là bình thường. Nhưng nếu số lượng tóc rụng vượt trên mức 150 sợi tóc thì đây chính là tín hiệu cho thấy tóc bạn đang cần “giải cứu” hoặc là bạn đang mắc phải những thói quen không tốt khiến cho tóc gãy rụng hoặc nghiêm trọng hơn. Đó biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng như bệnh gan hoặc mất cân bằng tuyến giáp.
2. Cách kiểm tra tình trạng rụng tóc - Chu kỳ mọc tóc
Save Extra sẽ gợi ý bạn cách kiểm tra tình trạng của tóc. Thực hiện hai bài tóc nhỏ dưới đây, bạn sẽ có thể dễ dàng nhận biết về vấn đề tóc gãy rụng của mình, từ đó có thể tìm ra giải pháp khắc phục, ngăn chặn và bảo vệ mái tóc tốt hơn.
Thử nghiệm bằng lực kéo
Đầu tiên, bạn hãy lấy một ít tóc đặt giữa các ngón tay, không cần quá nhiều (khoảng tầm 60 sợi). Sau đó, bạn hãy luồn tóc qua ngón tay rồi nhẹ nhàng kéo và quan sát. Nếu phát hiện tóc rụng khoảng 5-8 sợi thì bạn có thể an tâm vì tóc đang rụng bình thường. Nhưng nếu tóc bạn rụng 15-20 sợi hoặc số lượng nhiều hơn thì đó là tình trạng tóc rụng bất thường.
Kiểm tra bằng lược
Hãy nhờ đến công cụ hỗ trợ là lược chải tóc để thực hiện bài kiểm tra tình trạng tóc gãy rụng này. Dùng lược chải tóc của mình theo chiều từ phía sau lên phía trước. Sau đó, hãy đếm số sợi tóc rụng trên lược, sàn nhà. Tương tự như bài test phía trên, nếu thấy nhiều hơn 15 sợi thì tóc bạn đang rụng nhiều và cần được quan tâm.
Có thể bạn đã tự đặt câu hỏi tại sao rụng tóc nhiều? Rất có thể do chế độ ăn uống cũng như sản phẩm dầu gội đang sử dụng không phù hợp.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chu kỳ mọc tóc và phát triển của tóc cũng như một vài bí quyết nhỏ để chăm sóc tóc hiệu quả. Save Extra tin rằng, chỉ cần lắng nghe và thấu hiểu mái tóc mình, bạn sẽ tìm ra giải pháp chăm sóc tóc phù hợp. Từ đó, bạn sẽ có thể đánh bay nỗi lo tóc gãy rụng và giúp cho mái tóc của bạn luôn chắc khỏe, bồng bềnh như ý.
Tại Khoẻ Đẹp vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích chờ bạn khám phá nhé!
Sưu tầm & Tổng hợp