Ngày Tết là dịp để các bà, các mẹ, hay bất kì ai muốn rổ tài vào bếp với những món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Tuy nhiên, có một số món ăn vừa lạ vừa quen mà ít ai biết mỗi dịp Tét đến xuân về. Vì thế mà đừng lo, chuyên mục Tips & Tricks của Save Extra dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những món ăn ngày Tết không thể thiếu, giúp bạn thoải mái lựa chọn mà không phải đau đầu!
1. Bánh Chưng
Bánh Chưng là món ăn truyền thống có từ xa xưa và đến nay vẫn được coi là biểu tượng của ngày Tết. Món ăn này tượng trưng cho sự giao hòa của đất trời và là nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta.
Nếu bạn có một chút kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo để nấu được những chiếc bánh vuông ngon thì thật là tuyệt vời. Bánh Chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn và được nấu trong nồi trong một khoảng thời gian dài.
2. Bánh Tét
Cùng với Bánh Chưng, Bánh Tét là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Làm bánh Tét phức tạp hơn một chút và cần nhiều nguyên liệu hơn so với Bánh Chưng. Bánh Tét tượng trưng cho sự thịnh vượng từ đời này sang đời khác. Bánh cũng có nhiều loại cho bạn lựa chọn như Bánh mặn, Bánh chay, Bánh ngọt, Bánh không nhân, hay là Bánh thập cẩm…
3. Gà luộc
Gà luộc là món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong mâm cỗ. Đĩa gà luộc xuất hiện trong mâm cơm đãi khách sẽ gây ấn tượng mạnh bởi màu vàng óng, thịt căng, mềm nhưng lớp da dai dai, chắc thịt.
4. Nem rán
Nem rán bên ngoài có màu vàng ươm, bên trong có nhân thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, giá đỗ. Món ăn này mang hương vị thơm ngon, giòn và đẹp mắt không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên đán của người miền Bắc. Nem rán được rất nhiều người yêu thích và còn được coi là món ăn tượng trưng cho “quốc hồn, quốc túy” của người Việt Nam.
5. Giò lụa
Giò lụa thường được đặt chính giữa mâm cỗ ngày Tết; nó tượng trưng, mang ý nghĩa trong ấm ngoài êm, mang tài lộc vào nhà. Món ăn này được làm từ thịt lợn xay nhuyễn gói trong lá chuối rồi luộc chín. Giò lụa giòn, thơm ngon có thể ăn với cơm hoặc Bánh mì. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh và mang ra đãi khách bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong dịp Tết.
6. Dưa hành
Dưa hành là món ăn kèm luôn có mặt trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Đây là món ăn dân dã, dễ làm nhưng lại giúp giải ngán rất hiệu quả; các bạn nên tìm hiểu và làm thử nó nhé!
Thoạt nhìn, màu tim tím bắt mắt của dưa hành khiến người ăn muốn thưởng thức ngay. Khi ăn sẽ có độ giòn, độ chua vừa phải, mà không hề gắt nên trẻ nhỏ cũng rất thích!
7. Thịt đông
Thịt nấu đông là một món ăn ngon, hấp dẫn, thường dùng để đãi khách trong dịp Tết. Thịt đông khi ăn có vị ngọt dịu, màu trong veo nhìn rất đẹp mắt, bên trong thì các gia vị hòa quyện với nhau tạo nên món ăn hài hòa.
Các bạn nhớ dùng thịt đông với cơm nóng; đây sẽ là sự kết hợp tuyệt vời cho bữa cơm ngày Tết của bạn đấy!
8. Xôi gấc
Theo quan niệm của ông bà xưa, màu đỏ là màu của may mắn, giàu sang, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy, trong những ngày rằm, lễ Tết, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, mâm cơm cúng nhà bạn nhất định phải có một đĩa xôi gấc.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Xôi sau khi nấu chín sẽ có màu đỏ tươi đẹp mắt, thơm ngon mà lại rất bổ dưỡng với hàm lượng vitamin A cao.
9. Chả bò
Trên bàn tiệc của người miền Trung, thường có những khoanh chả bò đỏ hồng đẹp mắt để đãi khách trong những ngày Tết đến Xuân về. Với vị mặn mặn, giòn giòn, dai dai và mùi thơm nồng của tiêu đen, đây là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của người miền Trung.
10. Thịt kho
Món ăn này được sử dụng nhiều trong bữa cơm gia đình và là một phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Món thịt ba chỉ kho tộ là sự kết hợp giữa thịt ba chỉ heo, trứng và nước dừa rất thơm ngon, vô cùng hấp dẫn.
Những ngày cận Tết, ngoài việc dọn dẹp, sắm sửa nhà cửa, các gia đình thường sẽ chuẩn bị một nồi thịt kho thật to để ăn trong những ngày này. Bạn có thể ăn thịt kho với cơm trắng hoặc dưa chua nhé!
11. Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua (mướp đắng) nhồi thịt là món ăn không chỉ giải nhiệt, rất có lợi cho sức khỏe mà còn mang ý nghĩa đẩy lùi khó khăn, đón chờ niềm vui, may mắn đến. Chính vì vậy, món ăn này là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều gia đình miền Nam trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
12. Bắp bò rim
Có thể bạn chưa biết bắp bò rim cũng là món tủ trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình. Thịt bò rim thơm phức với hình thức vô cùng bắt mắt, chỉ nhìn thôi là bạn không thể chối từ.
Thịt bò được làm chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp nên mềm ngon, không hề dai, quyện với nước sốt đậm đà, chấm vào miếng bánh mì thì không thể đỡ nổi; chắc chắn hương vị của món ăn này có thể chinh phục được bạn và chinh phục được cả những người khó tính nhất.
13. Bánh thuẫn
Từ lâu, Bánh thuẫn đã xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết như một phong tục mà không gia đình nào có thể bỏ qua.
Dù ngày nay có xuất hiện nhiều loại Bánh ngon hơn, đẹp mắt hơn nhưng hương vị thơm ngọt, giòn giòn của loại bánh này vẫn không thể nào phai mờ được trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.
14. Củ kiệu
Ăn Bánh Chưng mà không có đu đủ muối, dưa hành hay củ kiệu thì quả là thiếu sót lớn đối với gia đình bạn. Món củ kiệu ngâm đã trở nên quen thuộc đến mức trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết.
Màu trắng ngà, mùi cay nồng và vị chua chua, giòn giòn của củ kiệu muối đặc biệt thích hợp khi ăn cùng Bánh Chưng, Bánh Tét, vì vậy đừng quên món ăn kèm đỡ ngán này cho mâm cơm đãi khách ngày Tết ở nơi bạn nhé!
15. Dưa cải chua
Dưa cải chua là một món ăn dân dã, đơn giản và khá hiệu quả trong việc cân bằng hương vị cho các món ăn khác. Dưa chua đúng cách sẽ có màu vàng bắt mắt, vị chua vừa tới, thêm vào đó là mùi thơm của hành lá, hành tím, muối cùng với dưa.
Đặc biệt, khi dưa bắt đầu chua mà chưa ăn hết bạn cũng có thể dùng làm món xào, nấu canh, kho cá,… rất là ngon đấy.
16. Giò thủ
Giò thủ được làm từ các bộ phận của đầu heo như tai, lưỡi, mũi hay thịt đùi heo, thịt nạc,… kết hợp với nấm mèo và hạt tiêu nên có vị giòn, sần sật và có mùi thơm đặc trưng, mà không loại giò nào có thể thay thế được.
Tuy cách làm khá cầu kỳ nhưng thời gian bảo quản lại lâu nên đây là món ăn thường được làm trong dịp Tết để đãi gia đình và đãi khách.
17. Chả quế
Nếu đã làm chả giò, bạn cũng nên cho thêm chả quế để thay đổi khẩu vị. Món ăn có lớp vỏ ngoài vàng ươm, mùi thơm quế hồi đặc trưng, gia vị nêm nếm vừa ăn.
Chả quế cũng có thể bảo quản được lâu và dùng kèm với xôi, Bánh Chưng, thịt nguội… góp phần để mâm cỗ Tết thêm thịnh soạn, tròn vị.
18. Gỏi bò rau mầm
Rau mầm là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cách chế biến rau mầm khá đơn giản, có thể dùng được trong các món nộm hay gỏi.
Các bạn nên thử kết hợp các loại rau mầm và trộn cùng với thịt bò xem sao; bạn sẽ cảm nhận được vị tươi ngon cay nồng đặc trưng và thịt mềm rất kích thích vị giác.
19. Tôm sốt me chua ngọt
Đối với các món tôm sốt me thì làm vô cùng đơn giản nhưng hương vị lại thơm ngon tuyệt vời; thịt tôm tươi ngọt càng trở nên hấp dẫn qua bàn tay khéo léo của người nội trợ.
Tôm đỏ au, thịt dai quyện với vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt me thì còn gì bằng, món này có thể ăn với cơm trắng hoặc làm món chính trong các bữa tiệc.
20. Bò nướng lá lốt
Trở lại với món ăn thuần Việt, hãy làm thêm món bò nướng lá lốt để cùng nhau thưởng thức vào ngày Tết nhé. Mùi thơm đặc trưng đến từ lá lốt và vị ngọt ngọt của thịt bò sẽ khiến bạn không thể nào cưỡng lại được.
Bò nướng lá lốt có thể dùng làm món nhậu và ăn với bún hay bánh hỏi,… vô cùng tiện lợi.
Các món ăn ngày Tết đều có những ý nghĩa riêng nhưng chung quy lại thì chúng vẫn là biểu tượng của sự sung túc, hạnh phúc và may mắn trong năm mới. Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn là các bạn đã có thể chọn món ăn phù hợp để bày biện trên bàn thờ tổ tiên và chiêu đãi bạn bè rồi nhỉ. Chúc các bạn có một cái Tết vui vẻ!
Đừng quên ghé chuyên mục Tips & Tricks của Save Extra để tham khảo những mẹo hay trong cuộc sống bạn nhé. Hãy theo dõi Save Extra để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như ưu đãi khủng bạn nha.