top of page

Những thói quen âm thầm làm bạn tăng mỡ bụng

Mỡ thừa ở bụng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như một số bệnh ung thư, đột quỵ, tiểu đường loại 2. Chuyên gia dinh dưỡng Reda Elmardi giải...

Save Extra Logo
Ảnh của tác giảThủy Trần

Đã cập nhật: 4 thg 5, 2023

Mỡ thừa ở bụng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như một số bệnh ung thư, đột quỵ, tiểu đường loại 2. Chuyên gia dinh dưỡng Reda Elmardi giải thích nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng và những thói quen hằng ngày có thể làm tăng mỡ bụng. Cùng Save Extra tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!


1. Nhai thức ăn không đúng cách làm tăng mỡ bụng


Chuyên gia Elmardi nhắc nhở: "Nhai kỹ thức ăn sẽ giúp chia carbohydrate và protein thành những miếng nhỏ, dễ tiêu hóa hơn. Nếu bạn không thể nhai đúng cách, hãy thử dùng thìa, ống hút khi ăn uống".


2. Ăn quá nhiều một lúc làm tăng mỡ bụng


Hấp thụ quá nhiều calo cùng một lúc có thể dẫn đến tăng cân và tăng mỡ bụng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, mì ống, cơm, khoai tây...


Khi bạn ăn những món trên, cơ thể bạn sẽ biến đổi chúng thành đường, được tích trữ quanh vòng eo dưới dạng mỡ bụng. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn ăn ba bữa lớn.



3. Không uống đủ nước làm tăng mỡ bụng


Uống nhiều nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Da của bạn cần độ ẩm, tóc và móng tay của bạn cũng cần được cấp nước. Giữ đủ nước giúp đường tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường.


4. Ngủ không đủ giấc làm tăng mỡ bụng


Thiếu ngủ khiến các hormone căng thẳng tăng lên, dẫn tới tăng mức độ đói. Thiếu ngủ làm chậm tốc độ trao đổi chất của bạn, khiến việc đốt cháy calo trở nên khó khăn hơn. Bạn cần cố gắng đi ngủ sớm hơn để tránh vấn đề này.



5. Tác hại của tăng mỡ bụng


Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư... Đây là loại chất béo dư thừa tích tụ xung quanh vùng dạ dày, được gọi là mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính.


Ngoài cách đo bằng thước dây, bạn có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định có quá nhiều mỡ bụng hay không. Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 được coi là thừa cân, trên 30 là béo phì.


tac-hai-cua-tang-mo-bung
Tác hại của tăng mỡ bụng


6. Kết quả của việc tăng mỡ bụng


Có hai yếu tố chính góp phần làm tăng mỡ bụng: di truyền và lối sống. Di truyền đóng một vai trò rất lớn trong việc cơ thể bạn lưu trữ chất béo nhanh như thế nào. Một số người thừa hưởng gen từ cha mẹ, do đó có khả năng tích tụ mỡ nội tạng cao hơn.


Tuy nhiên, chỉ riêng di truyền học không giải thích đầy đủ lý do một số người lại tích tụ nhiều mỡ nội tạng hơn những người khác. Lối sống cũng là một yếu tố. Nhóm ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng tích trữ nhiều chất béo nội tạng hơn những người có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.


Đừng quên theo dõi Save Extra để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!


Tại Tips & Tricks vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích chờ bạn khám phá!


Sưu tầm & Tổng hợp

🛒 Gợi ý mua sắm dành cho bạn
Shop Now
Gợi ý sản phẩm
bottom of page