top of page
Save Extra Logo

Phong tục cổ truyền Tết của người Việt Nam

Đã cập nhật: 11 thg 4, 2023

Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam, trải qua bao nhiêu năm dài biến động nhưng phong tục ngày Tết vẫn được lưu truyền từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.


Tết là dịp để cả gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi họ hàng, cùng nhau đi lễ chùa, chúc Tết đầu năm,... Còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết? Bạn có đang háo hức đón chào năm mới không? Bài viết dưới đây của Save Extra sẽ kể đến các phong tục cổ truyền Tết - những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.


1. Cúng ông Táo - Phong tục cổ truyền Tết


Theo truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời để báo cáo mọi việc trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, theo phong tục cổ truyền Tết người dân thường dọn dẹp bếp núc và làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn ông về trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ và áo mã bằng giấy, cùng với đó là một hoặc ba con cá chép vàng được thả vào chậu nước để ông Táo cưỡi về chầu trời.


Ông Công ông Táo ngày Tết còn là biểu tượng cho sự yên ấm, hạnh phúc của một gia đình, cầu mong năm mới ngày càng thuận hòa và hạnh phúc hơn. Sau lễ cúng ông Công ông Táo về trời, cá chép sẽ được mang đi phóng sinh; một số gia đình không sử dụng cá chép tự nhiên; họ sử dụng cá chép giấy sau đó cũng hóa vàng cùng mũ và áo giấy.

phong-tuc-co-truyen-tet
Cúng ông Táo

2. Cúng tất niên


Tùy thuộc vào mỗi nhà thì sẽ có một ngày cúng tất niên khác nhau tuy nhiên bữa cơm tất niên thường sẽ là vào chiều 30. Theo phong tục cổ truyền Tết mỗi gia đình Việt Nam đều chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà tổ tiên một năm cũ và chào đón năm mới với những điều may mắn mới.

phong-tuc-co-truyen-tet
Cúng tất niên

3. Phong tục cổ truyền Tết - Dọn nhà ngày Tết


Vào những ngày giáp Tết, người Việt thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ những đồ cũ không dùng đến của năm cũ và sắm đồ mới với ý nghĩa cầu chúc một năm mới mọi điều xui xẻo của năm cũ được xóa đi, chào đón cái mới, may mắn trong năm tới.

phong-tuc-co-truyen-tet
Dọn nhà ngày Tết

4. Phong tục cổ truyền Tết - Gói bánh chưng, bánh tét


Bánh chưng, bánh tét cũng là một phần không thể thiếu trong phong tục cổ truyền Tết của người Việt Nam. Mỗi năm vào dịp Tết, từ ngày 27, 28, 29 Tết, mọi gia đình lại quây quần cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét.


Tục lệ này có từ thời các Vua Hùng và cho đến nay là một điều không thể thay thế trong nét đẹp văn hóa ngày Tết; gia đình nào cũng phải gói vài chục chiếc bánh để cúng tổ tiên, biếu bạn bè họ hàng…, hoặc để dành ăn vào các ngày Tết. Khi gói bánh chưng là lúc nhớ về cội nguồn; mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn để quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện về một năm cũ đã qua và mong một năm mới đầy vuông vức. Bánh tét càng tròn, bánh chưng càng vuông thì năm mới càng thành công, đủ đầy và sung túc.

phong-tuc-co-truyen-tet
Gói bánh chưng, bánh tét

5. Viếng mộ tổ tiên


Từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong dòng họ về thăm viếng, quét dọn mồ mả tổ tiên; họ thường mang theo hương, hoa quả để cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu. Đây là phong tục cổ truyền Tết của mọi người dân Việt Nam, thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng đối với đấng sinh thành và người đã khuất; đó cũng là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

phong-tuc-co-truyen-tet
Viếng mộ tổ tiên

6. Đi chợ Tết


Khác với những phiên chợ ngày thường, chợ Tết bao giờ cũng đông đúc, tấp nập hơn. Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm những vật dụng cần thiết trong những ngày này mà còn để gặp nhau trò chuyện, tận hưởng không khí ngày xuân về.


Chợ Tết thường diễn ra trên một bãi đất rộng rãi, thoáng đãng, nơi bày bán đầy đủ những vật dụng cần thiết; người lớn thì mua sắm đồ Tết, trẻ con theo sau mẹ mua quần áo mới để diện đi chơi, ai nấy cũng đều tất bật, rộn rã, tay xách nách mang.

phong-tuc-co-truyen-tet
Đi chợ Tết

7. Chơi hoa ngày Tết


Hoa là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình ngày Tết; nó tượng trưng cho sự may mắn của ngày đầu năm, hoa càng nở đẹp thì ngày Tết trọn vẹn, ý nghĩa.


Ở miền Bắc, người ta thường chọn những cành đào đỏ thắm để cắm trên bàn thờ hoặc những cây đào, cây quất để trang hoàng nhà cửa bởi hoa đào đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cây quất càng nặng trĩu quả vàng thì chứng tỏ gia đình đó sẽ càng nhận được nhiều lộc lá, phước lành vào năm mới.


Ở miền Trung và miền Nam sử dụng cành mai vàng vì theo quan niệm của họ, mai vàng tượng trưng cho sự quyền quý của vua chúa thời phong kiến, là biểu tượng của sự phát triển và thăng tiến. Tuy mỗi vùng miền có một màu sắc, loài hoa khác nhau nhưng chung quy lại chúng đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

phong-tuc-co-truyen-tet
Chơi hoa ngày Tết

8. Dựng cây Nêu


Tương truyền, hàng năm vào đêm giao thừa, ma quỷ sẽ đến phá đám nên để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo, ở mỗi nơi đều dựng một cây nêu để báo hiệu nơi này đã có chủ; ma quỷ không được quấy rối.


Cây nêu là một cây tre cao khoảng từ 5 đến 6 mét; trên ngọn cây thường treo nhiều thứ bằng giấy vàng bạc, bùa trừ tà, bầu rượu bện thêm bằng rơm, bên cạnh treo một chiếc đèn lồng nhỏ vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, vừa mang ý nghĩa thắp sáng đèn để tổ tiên biết đường về nhà đón Tết cùng con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng sẽ được hạ.

phong-tuc-co-truyen-tet
Dựng cây Nêu

9. Chưng mâm ngũ quả


Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người Việt; tùy theo vùng miền mà có những loại trái cây với những đặc điểm khác nhau, nhưng trên bàn thờ gia tiên, nhà ai cũng phải có đầy đủ mâm ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, sung túc, phú quý, và mong một năm mới ấm no, sung túc hơn.

phong-tuc-co-truyen-tet
Chưng mâm ngũ quả

10. Làm cỗ cúng gia tiên


Theo phong tục cổ truyền Tết, mỗi gia đình đều có bàn thờ ông bà tổ tiên, tùy từng gia đình mà có cách bài trí, sắp xếp khác nhau. Cuối năm, mỗi gia đình đều dọn dẹp bàn thờ để chuẩn bị đón Tết, sau đó đến chiều 30 tháng Chạp mới bày biện thức ăn, hoa quả để cúng tổ tiên, mong ông bà tổ tiên về ăn Tết.


Đây cũng là hành động thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống của người Việt Nam, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn nền nếp gia phong, nếp sống uống nước nhớ nguồn, không quên cội nguồn tổ tiên.

phong-tuc-co-truyen-tet
Làm cỗ cúng gia tiên

11. Đón giao thừa


Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời khắc thiêng liêng giao hòa giữa đất trời. Giao thừa được tổ chức vào thời khắc cuối cùng của năm cũ nên hoạt động này còn mang ý nghĩa xua tan đi những điều xui xẻo của năm cũ và cùng đón chào những điều tốt đẹp đầu năm mới. Cúng giao thừa theo truyền thống phải thực hiện bên ngoài trời.

phong-tuc-co-truyen-tet
Đón giao thừa

12. Phong tục cổ truyền Tết - Xông đất đầu năm


Vào thời khắc giao thừa, bước sang một năm mới, gia chủ thường chọn người đầu tiên bước vào nhà mình để xông đất; phải là những người hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với mong ước một năm mới mọi điều thuận lợi, tốt đẹp đến với mọi thành viên trong gia đình.

phong-tuc-co-truyen-tet
Xông đất đầu năm

13. Chúc Tết mọi người và nhận lì xì đầu năm


Chúc Tết không chỉ là phong tục cổ truyền Tết mà còn là nét đẹp văn hóa trong ngày Tết có từ xa xưa. Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết ở nhà ông bà, và thường mang theo quà cáp để biếu Tết.


Con cháu chúc ông bà, người lớn tuổi sức khỏe, may mắn, bình an trong năm mới, sau đó sẽ được người lớn chúc mừng bằng một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ chưa “lộc đầu năm” bên trong. Những đồng tiền lộc này với ý nghĩa con cháu nhận được sẽ càng gặp nhiều may mắn và thành công đến với mình.

Số tiền trong bao lì xì không quan trọng nhiều hay ít mà chính ở ý nghĩa và văn hóa đó nó tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người trao và người nhận.


14. Đi chùa đầu năm


Đi chùa đầu năm được coi là một trong những phong tục cổ truyền Tết văn hóa tâm linh của người Việt. Đầu năm mọi người thường đi chùa với mong muốn cầu một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời đây cũng là việc làm thể hiện lòng thành kính của mình với Đức Phật, tổ tiên.


Đi chùa đầu năm cũng là để bản thân thanh tịnh, gột rửa những điều cũ kỹ và bắt đầu một năm mới với những điều may mắn, tốt lành.

phong-tuc-co-truyen-tet
Đi chùa đầu năm

15. Khai bút, xin chữ đầu năm


Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, vào những ngày đầu năm mới, người ta lại rủ nhau xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu những điều tốt đẹp nhất đến với gia đình và người thân của mình. Mỗi nét chữ hiện ra, vận may càng thêm dồi dào, cả người cho và người xin chữ sẽ đều nhận được lộc đầu năm, tuy mỗi người xin một chữ với những ước nguyện khác nhau nhưng tất cả đều mong ước chung một điều là năm mới sẽ vạn sự như ý, mọi điều tốt lành, gia đình con cái thuận hòa, bình an, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

phong-tuc-co-truyen-tet
Khai bút, xin chữ đầu năm

Trên đây là những phong tục cổ truyền Tết của con người Việt Nam. Những phong tục này tuy gần gũi, bình dị nhưng trong đó luôn tràn đầy ý nghĩa. Chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, vui vẻ bên gia đình!


Đừng quên ghé chuyên mục Tips & Tricks của Save Extra để tham khảo những mẹo hay trong cuộc sống bạn nhé. Hãy theo dõi Save Extra để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như ưu đãi khủng bạn nha.

Đề xuất liên quan

[QC] Mua sắm hoàn tiền là gì?

Với mỗi đơn mua thành công thông qua Save Extra, đối tác sẽ trả hoa hồng, và chúng tôi sẽ chia sẻ một phần thông qua hoàn tiền cho bạn! 

bottom of page