top of page
Save Extra Logo
Chào tháng mới với Save Extra
Cách tiết kiệm khi mua sắm online

Ghé Save Extra trước khi mua sắm!

Thinh Hoang

Viêm da dị ứng là gì? Tất tần tật về viêm da dị ứng

Đã cập nhật: 11 thg 5, 2023

Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng dị ứng khởi phát khi cơ thể tiếp xúc dị nguyên từ bên ngoài, kết hợp với hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch bên trong. Người bệnh bị phát ban, xuất hiện nhiều nốt mẩn, sưng đỏ và ngứa ngáy trên da. Hãy cùng Save Extra tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm da dị ứng này nhé!


1. Viêm da dị ứng là bệnh gì?


Đây là một bệnh da liễu mạn tính, có xu hướng bùng phát rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Mảng da khô do bị dị ứng da thường xuất hiện ở vùng đầu, trán và mặt.


Khi bạn mắc viêm da dị ứng, bạn có thể đồng thời bị một bệnh lý khác như hen hoặc viêm mũi dị ứng. Bệnh có thể làm bạn ngứa rất nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để ngăn tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.


2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng


Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng có một vài yếu tố có thể dẫn đến bệnh. Những người bị dị ứng có thể bị chàm, ví dụ dị ứng thức ăn hay hen. Viêm da dị ứng ở trẻ em rất dễ gặp.


Ngoài ra, tình trạng kích ứng da dẫn đến viêm cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

  • Xà phòng

  • Stress, căng thẳng kéo dài

  • Độ ẩm thấp

  • Dị ứng theo mùa

  • Thời tiết lạnh

  • Thuốc nhuộm, duỗi tóc

  • Nickel, một kim loại được tìm thấy trong đồ trang sức và khóa dây nịt

  • Da (đặc biệt là các loại hóa chất tạo da)

  • Cao su

  • Trái cây có múi, đặc biệt là phần vỏ

  • Hương thơm xà phòng, dầu gội, dầu thơm, nước hoa và mỹ phẩm

  • Một số loại thuốc đặc trị sử dụng trên da.

Thông thường, bạn sẽ không bị phát ban dị ứng ngay lần đầu tiên tiếp xúc, nhưng dần dần da bạn trở nên nhạy cảm hơn. Lần tiếp theo có thể da bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng phát ban.



3. Các triệu chứng viêm da dị ứng


Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng (eczema) rất khác nhau ở mỗi người, điển hình như:


Da khô, ngứa, có thể nghiêm trọng vào ban đêm. Các mảng màu đỏ chuyển đến nâu xám, đặc biệt là trên bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, bên trong chỗ uốn cong của khuỷu tay và đầu gối, mặt và da đầu ở trẻ sơ sinh. Các vết sưng nhỏ, nhô cao, có thể rỉ chất lỏng và đóng vảy khi bị trầy xước. Da thô, nhạy cảm, có thể sưng tấy do gãi.


Viêm da dị ứng thường bắt đầu trước 5 tuổi và có thể kéo dài đến tuổi thanh niên và tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó bùng phát theo chu kỳ.


cac-trieu-chung-viem-da-di-ung
Các triệu chứng của viêm da dị ứng

4. Phương pháp điều trị viêm da dị ứng


Điều trị viêm da dị ứng cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ viêm để đưa ra phương án khắc phục phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. Một số phương pháp có thể kể đến như:


Sử dụng thuốc tây trị viêm da dị ứng


Thuốc tây có tác dụng nhanh, giúp người bệnh sớm chấm dứt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn. Người bệnh không nên tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Một số thuốc được chỉ định phổ biến như:


  • Thuốc uống hoặc tiêm Glucocorticoid: Tác dụng chống viêm toàn thân. Các nhóm thuốc chứa các hoạt chất như prednisolone, prednisone, methylprednisolone. Trường hợp người bệnh mắc viêm da cơ địa sẽ được bác sĩ bổ sung thêm dạng ức chế miễn dịch để nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Kem bôi có corticosteroid: Tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, nhiễm trùng. Phổ biến như diprolene, clobetasol propionate hay betamethasone valerate 0,01% và 0,1%.

  • Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cần thiết cho trường hợp người bệnh viêm da dị ứng bị khô và bong tróc vảy trắng. Dạng được chỉ định thường là kem có chứa vitamin E hoặc có chiết xuất nha đam.


Thuốc điều trị viêm da dị ứng thường có tác động ảnh hưởng đến huyết áp, dạ dày, gan, thận,… Nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, làm đúng hướng dẫn để điều trị đạt kết quả tốt nhất.


phuong-phap-dieu-tri-viem-da-di-ung-bang-thuoc-tay
Phương pháp điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc tây

Điều trị viêm da dị ứng bằng thảo dược


Thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, phù hợp cho đối tượng bệnh nhân viêm da là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Do dược tính của thảo dược không tác động chuyên sâu như thuốc tân dược. Tham khảo các biện pháp như:


  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có chứa thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn an toàn cho làn da. Người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm lá trầu không, rửa sạch và đun sôi với nước. Sau ít phút cho tinh chất tỏa ra thì sử dụng nước lá trầu để tắm hoặc lau cơ thể cho trẻ em.

  • Sử dụng lá trà xanh: Lá trà chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Vì thế đây cũng là loại thảo dược thiên nhiên lành tính hỗ trợ điều trị các dạng viêm da dị ứng phổ biến. Sử dụng đơn giản bằng cách hái lá trà xanh, rửa và đun với nước cùng một ít muối. Lấy phần nước lá trà đã nấu còn ấm lau rửa vùng da cần được điều trị.

Đây là hai loại thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị các vấn đề viêm nhiễm ngoài da, trong đó có tình trạng viêm da dị ứng. Còn rất nhiều loại thảo dược dễ tìm khác cũng mang lại hiệu quả tương tự như lá lốt, rau diếp cá, bạc hà,… Người bệnh có thể linh hoạt lựa chọn loại phù hợp với điều kiện, dễ tìm kiếm để sử dụng.


Hy vọng với những thông tin mà Save Extra tổng hợp đã giúp bạn bệnh viêm da dị ứng. Hãy theo dõi Save Extra Tips & Tricks để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp

bệnh về da

Save Extra Blog
bottom of page