Dần hình thành thói quen tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày vô cùng quan trọng. Bởi cuộc sống luôn có rủi ro, bạn cần có khoảng tiền đủ cho rủi ro ấy. Vậy làm thế nào để có thể tiết kiệm tiền mà không hạ thấp mức sống của mình? Hãy cùng Save Extra tìm hiểu 5 thói quen tiết kiệm giúp quản lý chi tiêu hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây!
1. Quản lý chi tiêu - Chia thu nhập mỗi tháng thành 3 phần
Theo kinh nghiệm của những người trưởng thành đi trước, có ba thứ chúng ta phải tự học quản trị, đó là cảm xúc, lòng tham và sự rủi ro để hướng đến tự do và độc lập tài chính.
Quản trị rủi ro bằng cách chia thu nhập thành các phần: Phần dành dụm, phần sinh hoạt, phần cho các hoạt động cho các mối quan hệ xã hội. Và nghiêm cấm bản thân chi nhiều hơn thu.
2. Quản lý chi tiêu - Ăn cơm nhà
Không ăn ngoài có thể giúp tiết kiệm ít nhất 30% thu nhập hàng tháng, nhất là trong tình cảnh giá xăng tăng, phí giao đồ ăn cũng là một khoản phát sinh tốn kém.
Quan trọng là tự làm cơm nhà vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giúp quản lý được dinh dưỡng duy trì một sức khoẻ tốt.
3. Quản lý chi tiêu - Tìm hiểu giá cả thị trường trước khi mua sắm
Luôn cập nhật các thông tin sản phẩm mới của các thương hiệu, tìm kiếm sự lựa chọn thay thế với giá thành hợp lý hơn trong thời buổi giá cả leo thang.
Tuy nhiên thông tin bây giờ dễ tiếp cận nhưng cũng cần chọn lọc, tham khảo các nguồn chính thống đảm bảo trước khi đưa ra quyết định.
4. Quản lý chi tiêu - Có kế hoạch mua hàng hoá hợp lý
Dưới tác động của đại dịch, xu hướng tích trữ hàng hóa nhiều hơn khi ám ảnh về giãn cách xã hội vẫn còn, nền kinh tế còn chưa ổn định dẫn đến lạm phát - giá cả biến động.
Tranh thủ mua sắm tích trữ trong thời gian có khuyến mại, nhưng hãy nhớ đừng tích trữ lượng sản phẩm cho thời gian quá dài (ví dụ như nhiều hơn ba tháng sử dụng khi chu kỳ khuyến mại trực tuyến lớn là khoảng ba tháng một lần).
Tránh rơi vào cái bẫy chi thêm để mua 2 tặng 1 khi chưa thực sự cần thiết.
5. Quản lý chi tiêu - Cân nhắc kỹ mục đích và nhu cầu khi mua hàng
Nên dành thêm thời gian để đưa ra quyết định xuống tiền mua một món đồ, giúp hạn chế lãng phí tài nguyên mua theo xu hướng và rất ít khi dùng đến.
Nếu không còn nhu cầu sử dụng nữa, bạn có thể cân nhắc đăng bán lại cho người khác.
Tổng kết quản lý chi tiêu
Tiết kiệm không phải là cách làm giàu, nhưng tiết kiệm giúp bạn nhận lại nhiều hơn khi tận dụng nguồn tài nguyên hiện có cho những cơ hội làm giàu trong tương lai. Quản lý được kinh tế của bản thân cũng là một thành tựu hướng đến độc lập và tự do tài chính, bạn nghĩ sao?
Cashback là hoàn tiền khi mua sắm. Bạn có thể tích lũy một khoản tiền nhỏ mỗi khi cần shopping online trên các sàn thương mại điện tử, chỉ cần bạn thay đổi thói quen ghé Save Extra trước!
Tìm hiểu mua sắm hoàn tiền với Save Extra tại đây!
Sưu tầm & Tổng hợp theo quan điểm của người viết