Cứ đến mùa đông, số lượng bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não nhập viện lại tăng cao. Nguyên nhân được xác định là do những thói quen gây hại vào buổi sáng, đặc biệt là thời điểm vừa thức dậy. Cùng Save Extra tìm hiểu về những thói quen gây đột quỵ, đột tử trong mùa đông này nhé!
Tình trạng sức khoẻ tim mạch vào mùa đông
Bác sĩ Huang Jianlong - bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Zhenxing, Đài Loan cho biết đột tử dễ xảy ra vào buổi sáng mùa đông. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 5, 6 giờ đến 9,10 giờ sáng. Theo ông, mỗi buổi sáng, trong cơ thể tiết ra một loại hormone căng thẳng để đánh thức cơ thể, khiến huyết áp sẽ tăng lên một chút.
Tuy nhiên, vào mùa đông, huyết áp có thể tăng cao hơn. Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bạn ra khỏi giường, cơ thể đang được giữ ấm tiếp xúc với không khí lạnh bên ngoài. Vì vậy, đối với những người có thói quen dậy sớm, hoặc vận động tức thì sau khi ngủ dậy dễ gặp phải tình trạng đột tử, đột quỵ hơn.
Khoa Cấp cứu - Đột quỵ, Bệnh viện Lão Khoa Trung từng tiếp nhận lượng bệnh nhân đột quỵ vào mùa đông tăng gấp 1,5 lần so với ngày thường. Tính trung bình, số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm. (Theo số liệu từ Vietnamnet).
6 thói quen buổi sáng gây đột quỵ
Phụ nữ và người cao tuổi là những đối tượng thường có thói quen dậy sớm. Phần lớn trong số đó thường lựa chọn luyện tập thể thao hoặc vận động mạnh. Những điều này vô tình gây ra những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe của bạn. Cùng điểm qua 6 thói quen gây hại cho sức khỏe dưới đây:
1. Thức dậy đột ngột
Nhiều người chọn cách bật dậy khỏi giường một cách dứt khoát để khiến bản thân trở nên tỉnh táo nhất. Tuy nhiên, đây là một trong những nguy cơ cao dẫn đến các bệnh về tim mạch, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ. Như đã chia sẻ ở trê, việc bắt cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến huyết áp tăng cao, da và các mạch máu co rúm lại. Sau đó sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, đánh trống ngực và hạ huyết áp, thậm chí là tai biến tim mạch.
Để hạn chế những tác động này, bạn nên nằm thêm 3 phút trên giường. Hít thở đều và từ từ khởi động các cơ. Tiếp tục ngồi dạy thêm 2 phút nữa rồi mới hoàn toàn ra khỏi giường. 5 phút mỗi ngày tuy đơn giản nhưng lại mang đến những lợi ích vô cùng cần thiết cho cơ thể.
2. Tập thể dục sai cách
Tập thể dục vào buổi sáng trong mùa đông là cách để làm ấm cơ thể. Đó là nhận định sai lầm của rất nhiều người. Việc tập thể dục không xấu. Tuy nhiên, vào buổi sáng, nhiệt độ hạ thấp dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Chưa kể, nhiều người còn chọn các hoạt động vận động mạnh như: chạy bộ, bơi lội, tập tạ, đu xà,... Những bài tập này đòi hỏi phải gắng sức tức thời và tác động mạnh hơn đến hệ tim mạch, có thể gây tai biến mạch máu não. Do đó, bạn nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà vào mùa đông. Hoặc nếu muốn ra ngoài nên chọn sau 9 giờ sáng để thời tiết ấm lên dần.
3. Tắm nước nóng hoặc gội đầu buổi sáng
Tắm nước nóng vào buổi sáng là cách được nhiều người lựa chọn để tránh cái lạnh vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu tắm quá lâu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp, ảnh hưởng đến hô hấp, mạch máu, huyết áp và gây ra áp lực lớn cho tim. Ngoài ra còn gây tình trạng khô da, lão hóa và mất nước. Bạn nên tắm với nước ở nhiệt độ từ 24-26 độ C. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài từ 10-15 phút.
Tương tự, việc gội đầu vào buổi sáng mùa đông cũng dễ gây tình trạng đau đầu, nhức mỏi cơ. Thời điểm gội đầu phù hợp nhất nên là khoảng thời gian chiều tối.
4. Uống nhiều nước
Có vẻ nguyên nhân này khá mâu thuẫn. Bởi nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia làm đẹp đều khuyên chúng ta nên uống nhiều nước. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước vào buổi sáng, đặc biệt là ngay khi vừa thức dậy dễ khiến tăng tải trọng tim, gây khó thở, tim đập nhanh.
Vào mùa đông, cơ thể chúng ta thường bị mất nước nhiều. Do đó, buổi sáng thức dậy, nhiều người thường uống vội thật nhiều nước để tránh cơn khát. Lời khuyên cho bạn là nên chia thành nhiều lần uống, mỗi lần uống một ngụm nhỏ.
5. Sử dụng điện thoại
Đây chắc hẳn là thói quen của rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ. Thói quen này ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng trong ngày của bạn và có thể khiến cơ thể căng thẳng.
6. Bỏ bữa sáng
Có thể bạn đã nghe nhiều về những lợi ích của bữa ăn sáng đối với cơ thể. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể cần nhiều năng lượng để bắt đầu ngày mới. Lúc này, một bữa ăn chất lượng, nóng hổi và đầy đủ dinh dưỡng là lựa chọn tuyệt vời nhất. Thói quen bỏ bữa sáng rất gây hại cho dạ dày, khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Để nhận biết các dấu hiệu đột quỵ, trước hết bạn cần biết về những loại đột quỵ phổ biến. Có 3 loại đột quỵ chính gồm: Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, Đột quỵ do xuất huyết, Thiếu máu não thoáng qua (TIA).
Theo đó, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu đột quỵ dưới đây:
Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.
Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.
Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.
Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.
Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Ngoài ra, quy tắc F.A.S.T cũng là một dấu hiệu nhận biết đột quỵ từ sớm đơn giản được nhiều người sử dụng. Cụ thể:
Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống.
Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.
Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.
Trên đây là tổng hợp những thói quen gây đột quỵ và dấu hiệu vào mùa đông. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn hạn chế được những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Đừng quên theo dõi Save Extra và Khoẻ Đẹp để cập nhật thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích khác nhé!
Nguồn: Sưu tầm & Tổng hợp