top of page

6 tư duy quản lý tiền bạc sau đại dịch hiệu quả

Làm sao để quản lý tiền bạc, chi tiêu một cách hiệu quả nhất, hãy cùng Save Extra tìm hiểu ngay 6 tư duy.

Save Extra Logo

Đã cập nhật: 16 thg 5, 2023

Tiền bạc, tài chính có lẽ là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong đại dịch Covid. Trước tình hình đó, làm sao để quản lý tiền bạc, chi tiêu một cách hiệu quả nhất. Cùng Save Extra tìm hiểu ngay 6 tư duy dưới đây.


Quản lý tiền bạc nghĩ về việc tiết kiệm nhiều hơn tiêu sài

Chúng ta vừa bước qua giai đoạn đầy tiêu cực do những tác động của dịch bệnh. Và cũng chẳng còn bao lâu nữa, nhân loại sẽ bước sang một năm mới. Mọi thứ dường như đều không được ổn định, đặc biệt là vấn đề về tiền bạc.

Với phái đẹp, dường như khoảng thời gian này lại càng trở nên cấp thiết hơn. Người trẻ cần trở lại công việc, chăm sóc bản thân, chuẩn bị tổng kết và lên kế hoạch cho năm mới. Phụ nữ có gia đình cần chu toàn mọi mặt, chăm lo cho các thành viên và vun vén một cái Tết vẹn tròn. Bất kỳ ai cũng có những mục tiêu, kế hoạch cần thực hiện. Nhưng có lẽ, tiền bạc vẫn là câu chuyện đau đầu nhất hiện nay.

Có thể nói, dịch Covid-19 đã buộc tất cả chúng ta phải sống tiết kiệm hơn. Thường ngày, hầu như ai cũng biết được tầm quan trọng của tiết kiệm. Nhưng chẳng ai hoàn toàn tuân thủ được điều đó. Giờ đây, những khoản tiền dành cho mua sắm, tiêu sản hàng ngày dần được cắt giảm. Dù không ai muốn, nhưng khó có thể chắc chắn được rằng những cuộc khủng hoảng tương tự sẽ không còn xảy ra. Do đó, hãy nghĩ về việc tiết kiệm nhiều hơn và hành động ngay để nó không còn là một câu khẩu hiệu.

quan-ly-tien-bac-nghi-ve-viec-tiet-kiem-nhieu-hon-tieu-sai
Quản lý tiền bạc nghĩ về việc tiết kiệm nhiều hơn tiêu sài


6 thói quen quản lý tiền bạc hiệu quả

Bắt tay vào hành động, tất nhiên phải có bí quyết. Những thói quen dưới đây sẽ góp phần giúp bạn hình dung rõ hơn về quản lý tiền bạc và dễ dàng áp dụng ngay bây giờ.

1. Tuân thủ ngân sách chi tiêu hàng ngày, hàng tháng

Có thể bạn thường ít khi để ý đến một vài nghìn gửi xe, tiền mua rau hay những khoản chi phí lẻ tẻ khác. Tuy nhiên, hãy thử làm một phép cộng, tổng kết sau một tháng hoặc một quý. Bạn sẽ thấy con số đó cũng chiếm một phần khá lớn trong tiền chi tiêu của mình.

Kiếm tiền trong thời điểm này không dễ, nên việc tiết kiệm cần bắt đầu từ những chi phí nhỏ nhất. Bạn hãy tính toán xem những khoản tiền dành cho việc uống cà phê, trà sữa, đồ ăn vặt... chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu như nó quá nhiều, hay vượt quá mức cho phép thì cần hạn chế lại.

Một gợi ý khác dành cho bạn là dùng những phương pháp thay thế. Ví dụ, thay vì ra ngoài uống cà phê, bạn có thể tự pha tại nhà. Tìm một góc “chill chill” nào đó và tận hưởng chúng.

Với những người mới kết hôn, việc quản lý tiền bạc lại càng quan trọng hơn. Có thể bạn từng rơi vào trạng thái không biết tiền đi đâu. Cuối tháng tại chẳng dư dả đồng nào. Hãy lưu giữ lại những hóa đơn, tìm một cuốn sổ ghi tất cả chi tiêu hàng ngày vào đó. Ngoài ra, cũng có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại có thể giúp bạn thực hiện công việc này. Có thể tham khảo: Sổ thu chi Misa, Ứng dụng Money Lover, Phần mềm HomeBudget, Money Helper… Bạn sẽ biết được mình đã tiêu xài hợp lý hay chưa và cần tối ưu lại những khoản nào.

quan-ly-tien-bac-tuan-thu-ngan-sach-chi-tieu
Quản lý tiền bạc - Tuân thủ ngân sách chi tiêu

2. Giảm chi tiêu, tránh các khoản nợ

Nền kinh tế khó khăn khiến nhiều người dễ tìm đến phương án đi vay tiền. Đó không phải việc làm xấu. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc khoản vay đó có thực sự cần thiết hay không. Những khoản nợ cá nhân, dù ít, dù nhiều cũng đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết kiệm và tích lũy tài sản của bạn.


Nợ cá nhân thường xuất phát từ việc mong muốn, nhu cầu chi tiêu của bạn quá nhiều. Những thứ tiêu sản như: quần áo, túi xách, đồ dùng… là những tài sản bạn không nên đầu tư quá nhiều tiền vào đó. Đặc biệt là khi điều kiện kinh tế còn hạn chế. Chính vì vậy, hãy giảm bớt các chi tiêu và chỉ thực sự tìm đến các khoản vay khi đã xem xét thật kỹ càng.

3. Quy tắc 10%

Nếu bạn là vừa đi làm, hoặc có mức thu nhập trung bình thì nên chú ý quy tắc này. Đừng cố tỏ ra giàu có hay quá chú ý đến hào nhoáng bên ngoài bằng những món đồ hàng hiệu. Điều này không cần thiết. Chúng ta thường bị chi phối khá nhiều bởi những xu hướng, trào lưu bên ngoài. Do đó, việc bạn “đứng ngồi không yên” khi thấy những cô gái khác xúng xính váy áo là chuyện thường tình. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng điều này thực sự không cần thiết.

Quy tắc 10% nói rằng, chi phí bỏ ra để mua những sản phẩm tiêu sản không vượt quá 10% so với tổng tài sản hiện có. Sản phẩm tiêu sản là những thứ không mang giá trị lâu dài, giá trị của nó chỉ giảm đi theo thời gian. Ví dụ, bạn đang có 10 triệu, thì không nên mua một chiếc váy trị giá hơn 1 triệu đồng. Nếu thực sự cần thiết, hãy đầu tư vào những sản phẩm mang tính lâu dài, là tài sản. Đó có thể là nhà đất, đầu tư, hiện kim…

4. Mô hình kinh tế chia sẻ

Bạn đã quá quen thuộc với các mô hình kinh doanh dịch vụ như: Grab, AirBnb… Những dịch vụ này còn được gọi là mô hình kinh tế chia sẻ. Cũng theo đó, một mô hình tiêu dùng mới được hình thành với tên gọi “tiêu dùng hợp tác” hay “chia sẻ”.

Mô hình này có thể hiểu một cách đơn giản là bạn sẽ cung cấp những tài sản cá nhân của mình như: nhà ở, phòng trống, ô tô, xe máy… để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây là mô hình đang được áp dụng phổ biến tại Mỹ, Úc, Anh và đang dần mở rộng ra nhiều khu vực khác.

Nếu bạn có những tài sản kể trên, nhưng ít có nhu cầu sử dụng thì có thể cân nhắc mô hình này. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu khá hiệu quả. Thậm chí là tăng thêm thu nhập hàng tháng cho bản thân.

5. Mở rộng nguồn thu nhập

Có thể bạn đã thấy chủ đề này xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn trong thời gian vừa qua. Xu hướng hiện nay, mọi người dường như đều tìm cho mình nhiều hơn một công việc để tăng thu nhập. Đặc biệt là trong những thời điểm đặc biệt như hiện nay.

Ngoài công việc chính, bạn có thể tận dụng thêm thời gian rảnh để mở rộng tài chính của mình. Nếu bạn có tài lẻ, năng khiếu hoặc thế mạnh về một lĩnh vực nào đó, thì hãy tìm một công việc có liên quan. Bạn thích nấu ăn, có thể bán hàng trên mạng. Bạn thích viết lách, có thể thể nhận viết content, cộng tác báo tại nhà. Trong trường hợp bạn có sở thích, muốn làm công việc nào đó, nhưng khả năng còn hạn chế thì hãy quay lại quy tắc trước đó. Tận dụng những thứ miễn phí để học hỏi thêm nhiều thứ hơn.

Cùng lúc làm nhiều công việc, đồng nghĩa với việc áp lực cũng tăng lên. Thời gian gấp gáp, các kỹ năng cũng cần trau dồi mỗi ngày. Nhưng bù lại, bạn có thêm nguồn thu nhập và hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Rất đáng để thử!

quan-ly-tien-bac-mo-rong-nguon-thu-nhap
Quản lý tiền bạc - Mở rộng nguồn thu nhập

6. Có chiến lược dài hạn

Việc bạn mở rộng nguồn thu nhập của mình chính là một trong những chiến lược dài hạn đề ra cho bản thân. Đầu tư vào việc trau dồi kỹ năng, kiến thức cho bản thân có thể coi là xu hướng hiện tại. Bạn sẽ tránh được những rủi ro xảy ra trong công việc và luôn luôn ở thế chủ động.

Chúng ta làm tất cả mọi thứ, từ làm việc, mua một món đồ, tăng thêm thu nhập hay quản lý tiền bạc đều hướng đến mục đích cải thiện cuộc sống. Nhưng nếu bạn cảm thấy tất cả những điều mình đang làm không có ý nghĩa, không khiến bạn vui vẻ, thì hãy dừng lại. Điều này không có nghĩa là từ bỏ mọi thứ, nó sẽ giúp bạn bình tâm hơn và tìm ra những con đường mới. Biết đâu được, sau những lần như vậy, bạn sẽ tìm ra những chân lý cho cuộc đời mình. Kiếm tiền là việc cần thiết, nhưng đừng để tiền bạc chi phối quá nhiều đến cuộc sống của bạn.


Tận dụng các lợi ích từ mua sắm trong thời đại kỹ thuật số như tích luỹ mua sắm hoàn tiền cũng là một giải pháp giúp bạn tiết kiệm hơn trong việc mua sắm.


6 quy tắc quản lý tiền bạc trên đây hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn trong thời điểm này. Tiền bạc không phải là thứ mà chúng ta nên theo đuổi. Cuộc sống còn rất nhiều những giá trị tốt đẹp khác để bạn biết, bạn khám phá. Hãy để mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa cùng với những bí quyết hay mà Save Extra và Tips & Tricks chia sẻ cùng bạn. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!


Nguồn: Sưu tầm & Tổng hợp

🛒 Gợi ý mua sắm dành cho bạn
Shop Now
Gợi ý sản phẩm
bottom of page